Phân loại đèn Tiffany (phần 2)

Như các bạn đã biết, đèn Tiffany được sản xuất từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 bởi  nhà thiết kế danh tiếng người Mỹ: Louis Comfort Tiffany theo phong cách Art Nouveau đã làm mới mẻ cho nền phong cách kiến trúc – nội thất trên toàn thế giới thời bấy giờ.

Ở bài viết Phân loại đèn Tiffany (phần 1) được chúng tôi viết vào tháng 8/2018, có thể với một số bạn đọc sẽ cảm thấy hơi “choáng” bởi có quá nhiều loại đèn Tiffany.

Vì vậy ở phần 2 này, chúng tôi sẽ làm đơn giản hơn khi chia đèn Tiffany chỉ còn 03 loại: đèn Tiffany gốc, đèn Tiffany Copy và Tiffany Style.

1. Đèn Tiffany gốc

Định nghĩa: Là đèn được sản xuất bởi Tiffany Studios.

Tiffany Studios là xưởng kính màu được thành lập bởi Louis Comfort Tiffany và một số nhà thiết kế khác: Frederick Wilson và Clara Driscoll … vào năm 1878. Sau khi ông Tiffany mất vào năm 1933 thì Tiffany Studios cũng phá sản vào năm 1938.

The Angel of the Resurrection, một tác phẩm của Louis Comfort Tiffany năm 1905.

Có một câu chuyện ít ai biết về nguồn gốc ra đời của đèn Tiffany: vào cuối thể kỷ 19, Louis Comfort Tiffany nhận ra có quá nhiều mảnh kính thừa sau khi hoàn thành một tác phẩm cửa sổ kính màu. Vì vậy đèn Tiffany ra đời nhằm tận dụng triệt để những mảnh kính đó.

Những cây đèn tuyệt đẹp với lịch sử hơn 100 năm, chắc các bạn cũng không bất ngờ với giá của chúng ngày nay có thể lên đến hàng trăm nghìn thậm chí hàng triệu đô la Mỹ:

Cây Hoa mộc lan (số 1) được đấu giá lên đến hơn 2 triệu USD, cây Hoa anh túc (số 2) “chỉ” được đấu giá lên 400.000 USD

Tại thời điểm hiện tại, chưa có ai ở Việt Nam sở hữu được đèn Tiffany gốc. Nếu bạn có thể nói “tiền nhiều để làm gì” và muốn sở hữu đèn Tiffany gốc thì hãy đọc hết bài viết, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn nơi bán đèn Tiffany gốc uy tín nhất thế giới hiện nay.

2. Đèn Tiffany Copy

Định nghĩa: đúng như tên gọi: đèn Tiffany Copy – bản sao/ phiên bản: là đèn được làm theo thiết kế đèn Tiffany gốc, giống đến từng mảnh ghép trên chao đèn, các chi tiết chân đèn nhưng chất lượng có thể xấu hơn hoặc đẹp hơn tùy thuộc vào nhà máy hoặc nghệ nhân làm ra.

Video cây đèn bàn Tiffany Pond Lily – Hoa súng Copy được làm bởi cá nhân:

 

Sau khi Tiffany Studios phá sản vào năm 1938, rất nhiều nghệ nhân và các nhà máy trên toàn thế giới vẫn tiếp tục làm ra những chiếc đèn phong cách Art Nouveau này cho đến ngày nay. Để sản xuất đèn có thiết kế tương tự đèn Tiffany gốc thường chỉ có nghệ nhân hoặc các nhà máy lớn mới có thể làm được, vì để làm ra một chiếc đèn phức tạp với hàng nghìn mảnh ghép không hề đơn giản.

Đèn Tiffany gốc đã được sản xuất cách đây hơn 100 năm. Một số công nghệ về sản xuất chân đèn, kính màu của Louis Comfort Tiffany hiện nay đã thất truyền. Nhưng với các nghệ nhân hàng đầu trên thế giới và sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến thì việc sản xuất một chiếc đèn thậm chí đẹp hơn cả đèn Tiffany gốc là chuyện hoàn toàn khả thi.

Tạm gọi đèn Tiffany gốc có điểm về thẩm mỹ và tinh xảo là 10/10 thì các đèn Tiffany Copy có thể đạt từ …1 đến hơn 10/10 tùy người đánh giá. Các nghệ nhân hàng đầu thế giới hiện nay vẫn ở Mỹ là chủ yếu. Các nhà máy sản xuất đèn Tiffany hàng đầu trên thế giới hiện nay chủ yếu đến từ Đức và Trung Quốc.

Mời các bạn xem ảnh đèn Tiffany gốc so với đèn Tiffany Copy dưới đây:

Đèn sàn Tiffany Hoa mộc lan, lần lượt từ trái qua: phiên bản gốc được đấu giá đến 2 triệu USD vào năm 2005 trên Christies.com; đèn Copy bởi nghệ nhân có giá khoảng 40-60.000 USD, đèn Copy của nhà máy CHLB Đức có giá khoảng 15.000 USD (giá trên website của hãng) và đèn Copy của nhà máy Trung Quốc có giá khoảng 5000 USD (giá trên Amazon.com)

Đèn Tiffany Pond Lily – Hoa súng, lần lượt từ trái qua: phiên bản gốc lập kỷ lục đấu giá cao nhất trên Christies.com: 3,37 triệu USD vào cuối năm 2018; đèn Copy bởi nhà máy CHLB Đức có giá khoảng 10.000 USD và đèn Copy bởi nhà máy Trung Quốc có giá lần lượt khoảng 1-2000 USD (China 1) và 200 USD (China 2)

Như vậy, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, bạn có thể lựa chọn đèn Tiffany Copy phù hợp với nhu cầu. Tại Đèn Tiffany Huyền Bí, chúng tôi nhận mua đèn Tiffany được sản xuất bởi nghệ nhân Mỹ cũng như nhà máy CHLB Đức hay Trung Quốc. Hầu hết những chiếc đèn Tiffany Copy có độ phức tạp cao phải order hàng tuần đến hàng tháng, thậm chí hàng năm nếu được làm bởi nghệ nhân.

Để đặt đèn Tiffany Copy – phiên bản, các bạn vui lòng click vào ĐÂY

3. Đèn Tiffany Style

Định nghĩa: như tên gọi, đèn mang phong cách Tiffany, được thiết kế khác hẳn đèn Tiffany gốc. Chỉ tương tự đèn Tiffany là cùng được tạo thành bởi nhiều mảnh kính màu ghép thủ công với nhau. Vì vậy, chúng ta có thể gọi đèn này bằng rất nhiều cách như đèn “kiểu” Tiffany, đèn phong cách Tiffany hay đơn giản hơn là đèn kính màu.

Đèn Tiffany Style được làm bởi các nhà máy hoặc cá nhân, có thiết kế đơn giản hơn đèn Tiffany gốc rất nhiều: ít mảnh kính hơn, màu sắc kính đơn giản hơn, chân đèn cũng đơn giản hơn: được làm bằng antimon, resin, gốm sứ, kính màu … hoặc làm bằng đồng. Đây là loại đèn được bán nhiều nhất trên thị trường hiện nay.

Có không ít những chiếc đèn Tiffany Style có giá trị lên tới hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đồng bởi độ đẹp, phức tạp hay bởi tuổi đời (đèn cổ – giá trị sưu tập) của những chiếc đèn đó: chúng có thể sản xuất từ những năm 1950, được làm bằng những mảnh kính màu tuyệt đẹp, đi kèm với những chiếc chân đèn tinh xảo …

Nhưng trên thị trường, có không ít đèn Tiffany Style có kính màu đơn giản, chân đèn cũng đơn giản, vừa mới được sản xuất (nhưng người bán vẫn nói là đèn Tiffany cổ châu Phi) và hét giá tới hàng chục triệu đồng. 

Ảnh minh họa đèn Tiffany cổ châu Phi

Vì vậy, các bạn phải có các kiến thức để tránh bị người bán hàng dẫn dắt khi mua đèn Tiffany Style. Chúng tôi đưa ra các yếu tố để đánh giá đèn Tiffany Style:

  1. Đầu tiên phải nói đến chất lượng của kính màu: cách chuyển hoá màu sắc của kính màu trên đèn, về độ trong hoặc đục, độ khúc xạ ánh sáng nhiều hay ít, về sự khác biệt trên bề mặt (nhẵn, sần hay lượn sóng)… Kính màu càng đẹp, càng phức tạp, nhiều mảnh ghép thì đèn càng đắt.
  2. Tiếp theo là chất lượng của chân đèn: chân đèn bằng đồng luôn có giá cao nhất. Ngoài ra còn có các chân đèn bằng gốm sứ, thép, resin, antimon … có giá rẻ hơn. Ngoài ra, chân đèn càng nhiều họa tiết cũng có giá cao hơn.
  3. Độ hoàn thiện của đèn: chính là những đường hàn xung quanh từng mảnh kính. Đường hàn của đèn Tiffany Copy hay Style làm tại Mỹ, châu Âu có chất lượng rất tốt.
  4. Tuổi đời của đèn: đối với dân chuyên chơi đèn Tiffany Style tại châu Âu, họ có thể dễ dàng nhận ra đèn cổ hay đèn mới được sản xuất bằng mắt thường khi nhìn vào kính màu, chân đèn và đường hàn trên đèn Tiffany Style. Chúng tôi không kinh doanh đèn Tiffany Style cổ, nhưng nếu bạn có nhu cầu, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn đèn Tiffany Style cổ được sản xuất tại châu Âu, Mỹ thực sự chứ không phải loại đèn Tiffany cổ châu Phi kể trên.

4. KẾT:

Nếu muốn sở hữu đèn Tiffany gốc, bạn nên chờ đấu giá trên Christies.com – bởi đây là nơi duy nhất đảm bảo nguồn gốc của đèn Tiffany. Có những cây đèn được chuyển đến Christies hàng chục lần để giám định nguồn gốc, chỉ tính chi phí vận chuyển và thẩm định thôi đã lên tới hàng nghìn USD. Như đã nói, Việt Nam đang chờ người đầu tiên sở hữu đèn Tiffany gốc, chúng tôi xin được chúc bạn may mắn trong phiên đấu giá.

Với đèn Tiffany Copy hay Tiffany Style thì giá trị của đèn chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng của kính màuchân đèn. Những chiếc đèn Tiffany có giá trị nhất là đèn mới sản xuất bởi nghệ nhân chứ không phải đèn có tuổi đời lâu năm.

Bạn muốn đèn có chất lượng kính màu đơn giản hay phức tạp được sản xuất bởi nhà máy (có sẵn hoặc thời gian đặt hàng khá nhanh từ vài tuần đến vài tháng) hoặc nghệ nhân (luôn luôn phải chờ đặt hàng, từ vài tháng đến cả năm) nhưng có thể lựa chọn màu sắc theo ý thích, thiết kế….

Hay bạn chỉ cần đèn có tuổi đời lâu năm được làm bởi cá nhân (đèn độc, khó lựa chọn theo sở thích)? Câu trả lời là dành cho bạn.

Thêm bình luận của bạn

Đổi trả miễn phí

Miễn phí đổi trả sản phẩm - bất kể lý do!

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển toàn quốc nếu mua từ 2 sản phẩm trở lên.

Free Delivery

Cam kết nguồn gốc xuất xứ, chất lượng toàn bộ sản phẩm bán ra.