Phân loại đèn Tiffany (phần 1)

Giới thiệu đèn Tiffany:

Tiffany là cái tên rất quen thuộc với người Mỹ. Không phải vì nó trùng với tên con gái của tổng thống Mỹ hiện tại – Tiffany Trumps, mà bởi Tiffany là thương hiệu của một loại đèn kính màu nổi tiếng do họa sĩ, nhà sáng chế, nhà thiết kế danh tiếng người Mỹ: Louis Comfort Tiffany sáng tạo ra vào cuối thể kỷ 19- đầu thế kỷ 20. Ông là con trai của Charles Lewis Tiffany – người sáng lập  Tiffany & Co.  – https://www.tiffany.com/ công ty bán lẻ đồ trang sức sang trọng của Mỹ thành lập từ năm 1837 và vẫn phát triển cho tới ngày nay.

Cựu CEO của Apple, John Sculley cảm thấy rất bất ngờ trước vẻ sơ sài trong căn phòng khi tới thăm nhà Steve Jobs. “Tôi nhận ra là Jobs ta không có bất kỳ thứ đồ đạc nào, ngoài một bức hình Einstein, là người mà Jobs vô cùng ngưỡng mộ cùng một cây đèn Tiffany, một cái ghế và chiếc giường. Jobs không cần nhiều đồ đạc và chỉ lựa chọn cực kỳ cẩn thận những thứ mình muốn”

Steve Jobs và cây “Hoa mộc lan”  – ảnh chụp năm 1982

Các loại đèn Tiffany:

  • 1. Đèn Tiffany nguyên bản: do chính Studio Tiffany sản xuất vào cuối thể kỷ 19 – đầu thể kỷ 20: Hầu hết những chiếc đèn Tiffany nguyên bản hiện nay đều có chủ, hoặc đang nằm ở trong các viện bảo tàng danh tiếng trên thế giới hay đã yên vị trong những bộ sưu tập tư nhân. Có thể nói những chiếc Tiffany này là vô giá, có tiền cũng không thể mua được. Chiếc đèn Lotus Bell do Tiffany sản xuất trong khoảng năm 1900-1910 được đấu giá lên tới gần 5 triệu đô-la Mỹ.

    Cây đèn “Hoa sen rủ” ngày nay tại Nhật

  • 2. Đèn Tiffany phiên bản: do những Studio, nghệ nhân hàng đầu thế giới sản xuất: Tiffany Studio đóng cửa vào năm 1938 sau khi Louis Comfort Tiffany qua đời, nhưng vẫn có một số Studio tiếp tục sản xuất và chế tác lại các tác phẩm của ông cho đến ngày nay. Chất lượng đèn Tiffany phiên bản gần như không thua kém đèn Tiffany nguyên bản, thậm chí còn được đánh giá đẹp hơn. Giá của những chiếc đèn Tiffany phiên bản này chỉ từ vài chục nghìn đô-la Mỹ, rẻ hơn rất nhiều so với đèn Tiffany nguyên bản bởi giá trị sưu tầm. Hiện nay, chỉ còn 4 studio có thể làm ra được đèn Tiffany phiên bản tương đương chất lượng những chiếc đèn Tiffany nguyên bản. Các sản phẩm này đều được làm thủ công nên số lượng sản xuất hàng năm cũng rất hạn chế.

     Những cây đèn Tiffany phiên bản của một nhà sưu tập ở Việt Nam

  • 3. Đèn Tiffany phiên bản “bình dân”: Loại đèn này do chúng tôi đặt tên ra để mọi người dễ phân biệt với đèn Tiffany phiên bản ở trên (;
    Những đèn này thường được sản xuất bởi những Studio lớn tại Mỹ hoặc châu Âu, được thiết kế y hệt những chiếc đèn Tiffany nguyên bản. Sự khác nhau giữa đèn này và đèn phiên bản là chất lượng đèn: một bên là trên gần tương đương, một bên là tương đương đèn nguyên bản. Giá đèn phiên bản “bình dân” cũng rẻ hơn đèn phiên bản khá nhiều, trung bình khoảng 10.000-15.000 usd/ chiếc, và việc đặt hàng cũng rất dễ dàng bởi Studio lớn luôn sẵn sàng để sản xuất. Chúng tôi nhận đặt hàng và vận chuyển những chiếc đèn này về Việt Nam, chi tiết xin liên hệ hotline 097 897 6666. Một số ảnh đèn Tiffany phiên bản “bình dân”:

    Bạn có nhận ra sự khác biệt giữa đèn phiên bản và đèn phiên bản “bình dân”?

  • 4. Đèn Tiffany “handmade”: có rất nhiều fan của đèn Tiffany trên toàn thế giới. Vì vậy, có những người có thể tự làm được những chiếc đèn này là điều không quá khó hiểu. Một đặc điểm dễ nhận ra là những đèn này được thiết kế riêng, gần như không “đụng hàng”. Màu sắc đèn cũng khá độc đáo và lạ, dù chi tiết đơn giản hay phức tạp. Tuy nhiên để sở hữu những đèn này không dễ dàng, thậm chí còn khó hơn cả loại đèn phiên bản “bình dân” chỉ cần mua bằng click chuột ở trên. Bởi vì đèn “handmade” này được sản xuất bởi cá nhân, số lượng rất ít, lại có thể không hợp với sở thích của bạn nên việc mua được một chiếc đèn vừa ý là rất khó khăn. Giá đèn này cũng rất “cá nhân”, có thể vài trăm usd đến vài ngàn usd tùy vào người bán và tùy vào độ phức tạp của đèn.

    Đèn Tiffany “handmade” có giá từ vài trăm đến và ngàn usd – Ở trên có 1 chiếc giá đến 6.500 usd, các bạn có đoán ra không?

  • 5. Đèn Tiffany sản xuất hàng loạt: Để sở hữu các loại đèn Tiffany kể trên là không dễ dàng đối với đa số mọi người bởi độ hiếm và giá thành không hề rẻ. Vì vậy, rất nhiều xưởng trên thế giới (chủ yếu là Trung Quốc) đã sản xuất đèn Tiffany Style hay còn gọi là đèn kểu Tiffany để có thể dễ dàng đến người dùng. Đèn này được bán rất nhiều trên các kênh thương mại đện tử lớn như: AmazonOverstock… Tiffany Style có thiết kế khác hẳn các loại đèn kể ở trên, kính màu và chân đèn cũng đơn giản hơn rất nhiều. Tùy vào đặc điểm của kính màu và chân đèn mà đèn Tiffany Style có giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Hiện nay, những chiếc đèn này được bán ra rộng rãi ở Mỹ, Châu Âu và cả Việt Nam. Chúng tôi tạm chia đèn Tiffany Style thành 6 loại như sau:

Loại 1: Kính màu khá “nhợt nhạt”, nhìn qua thì không có gì ấn tượng. Bề mặt kính thường nhẵn, số lượng mảnh kính ít. Chân đèn thường làm bằng nhựa Resin hoặc hợp kim antimon để tiết kiệm chi phí. (giá tham khảo: từ 1 đến 3 triệu đồng. Chúng tôi không kinh doanh các dòng sản phẩm này)

Loại 2: Chất lượng kính màu tốt hơn loại trên một chút, số lượng mảnh ghép cũng nhiều hơn, một số mảnh kính được làm sần hoặc lượn sóng. Tuy nhiên, hiệu ứng màu sắc của kính không thực sự bắt mắt, có loại kính màu nhìn vào rất chói. Chân đèn loại này cũng thường làm bằng nhựa resin hoặc hợp kim antimon, có loại chân được hoàn thiện tốt hơn (giá tham khảo: từ 1,5 đến 5 triệu đồng. Chúng tôi cũng không kinh doanh các dòng sản phẩm này)

Loại 3: Chất lượng kính màu tốt, số lượng mảnh ghép cũng nhiều và chi tiết hơn. Nhiều mảnh kính được làm sần hoặc lượn sóng, chế tác tỉ mỉ. Hiệu ứng màu sắc của kính cũng rất bắt mắt. Người xem có thể ngắm đèn lâu mà không bị chói mắt. Chân đèn loại này thường làm bằng resin, hợp kim antimon, sắt hoặc kết hợp kính, được chế tác và hoàn thiện tốt (giá tham khảo: từ 3 đến 9 triệu đồng tại Đèn Tiffany Huyền Bí)

 Đèn Tiffany chất lượng cao

Loại 4: Kính màu tương tự loại 3 ở trên nhưng chân đèn làm bằng đồng, vì vậy đèn có giá khá cao: (giá tham khảo: từ 8 đến 20 triệu đồng tại Đèn Tiffany Huyền Bí)

Loại 5: Được làm theo thiết kế của phiên bản gốc: từ chân đèn đến từng mảnh kính. Một số loại đèn sàn có đường chính chao lến tới hơn 70cm. Loại này có giá khá cao và thường chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng (giá tham khảo: từ  20 – 50 triệu đồng tại Đèn Tiffany Huyền Bí)

Đèn tiffany copy

Lần lượt từ trái sang: Hoa mộc lan (đang có sẵn hàng tại Đèn Tiffany Huyền Bí), Hoa sen rủ, Laydy flying và Hoa táo mạng nhện sao chép theo đèn Tiffany Studios gốc 

Loại 6: Đèn Tiffany cổ – đèn cổ châu Âu – đèn cổ Mỹ … “giả cày”: thường xuất hiện ở Việt Nam.

Có rất nhiều nơi bán đèn Tiffany có chao đèn có kính màu đơn giản, màu sắc không thực sự nổi bật (loại 1-2 ở trên) nhưng được đặt trên một chiếc chân đèn bằng đồng. Vậy là người bán có thể “hô biến” chiếc đèn đó thành loại đèn có tên mỹ miều trên với giá bán lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Đối với những người đã chơi đèn Tiffany lâu năm, chỉ cần nhìn qua là có thể phân biệt được loại này. Nhưng đối với những người mới, để phân biệt loại đèn này không phải chuyện đơn giản.

Vì vậy, người mua hàng cần có kiến thức về các kiểu đèn Tiffany để có thể tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu.

Lời khuyên của chúng tôi là bạn cần phải biết rõ 2 yếu tố quyết định GIÁ của đèn Tiffany:

  • Kính màu: kính màu càng đẹp, càng nhiều chi tiết, size càng lớn … thì càng đắt. Bạn có thể xem lại các loại kính màu từ 1 đến 5 kể trên, đồng thời tham khảo các loại kính màu của loại đèn “handmade”.
  • Chân đèn: Có các loại chân bằng đồng (đắt nhất), sắt, resin, antimon. Các yếu tố khác như: hình thức chân càng đẹp, càng nhiều chi tiết, size càng lớn … thì càng đắt.
Ảnh minh họa đèn Tiffany cổ châu Âu "giả cày"

Ảnh minh họa đèn Tiffany cổ châu Âu “giả cày”

 

Bài phân loại đèn Tiffany phần 2, mời các bạn đọc bên dưới:

Phân loại đèn Tiffany (phần 2)

Comments4

Thêm bình luận của bạn

Đổi trả miễn phí

Miễn phí đổi trả sản phẩm - bất kể lý do!

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển toàn quốc nếu mua từ 2 sản phẩm trở lên.

Free Delivery

Cam kết nguồn gốc xuất xứ, chất lượng toàn bộ sản phẩm bán ra.